Paṭṭhāna

Bộ Vị trí

03. Cảnh trưởng duyên

Niddesa
Adhipatipaccayoti Trưởng duyên
Chandādhipati chandasampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃsamuṭṭhānānañca rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. Dục trưởng (chandādhipati) trợ cho các pháp tương ưng dục và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Vīriyādhipati vīriyasampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃsamuṭṭhānānañca rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. Cần trưởng trợ cho các pháp tương ưng cần các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Cittādhipati cittasampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃsamuṭṭhānānañca rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. Tâm trưởng trợ cho các pháp tương ưng tâm và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Vīmaṃsādhipati vīmaṃsasampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃsamuṭṭhānānañca rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. Thẩm trưởng trợ cho các pháp tương ưng thẩm và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Yaṃ yaṃ dhammaṃ garuṃ katvā ye ye dhammā uppajjanti cittacetasikā dhammā, te te dhammā tesaṃ tesaṃ dhammānaṃ adhipatipaccayena paccayo. Chư pháp mà sanh khởi như tâm và sở hữu tâm, lấy pháp chi làm trọng điểm, thì pháp ấy trợ chư pháp đó bằng cách trưởng duyên.
Pañhāvāra
adhipatipaccayo trưởng duyên
413. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. Ārammaṇādhipati, sahajātādhipati. [496] Pháp thiện trợ pháp thiện bằng trưởng duyên, có cảnh trưởng và câu sanh trưởng.
Ārammaṇādhipati – dānaṃ datvā sīlaṃ samādiyitvā uposathakammaṃ katvā, taṃ garuṃ katvā paccavekkhati, pubbe suciṇṇāni garuṃ katvā paccavekkhati, jhānā vuṭṭhahitvā jhānaṃ garuṃ katvā paccavekkhati. Sekkhā gotrabhuṃ garuṃ katvā paccavekkhanti, vodānaṃ garuṃ katvā paccavekkhanti. Sekkhā maggā vuṭṭhahitvā maggaṃ garuṃ katvā paccavekkhanti. Cảnh trưởng như là người sau khi trì giới, sau khi bố thí, sau khi hành bồ tát, lấy làm quan trọng rồi phản khán; phản khán công đức tích lũy trước kia một cách quan trọng; sau khi xuất thiền phản khán thiền một cách quan trọng; bậc hữu học phản khán tâm chuyển tộc một cách quan trọng, phản kháng tâm dũ tịnh một cách quan trọng; bậc hữu học xuất tâm đạo phản khán tâm đạo một cách quan trọng.
Sahajātādhipati – kusalādhipati sampayuttakānaṃ khandhānaṃ adhipatipaccayena paccayo. (1) Câu sanh trưởng như là trưởng thiện (kusālādhipati) trợ các uẩn tương ưng bằng trưởng duyên.
414. Kusalo dhammo akusalassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. [497] Pháp thiện trợ pháp bất thiện bằng trưởng duyên, chỉ có
Ārammaṇādhipati – dānaṃ datvā sīlaṃ samādiyitvā uposathakammaṃ katvā, taṃ garuṃ katvā assādeti abhinandati; taṃ garuṃ katvā rāgo uppajjati, diṭṭhi uppajjati, pubbe suciṇṇāni garuṃ katvā assādeti abhinandati; taṃ garuṃ katvā rāgo uppajjati, diṭṭhi uppajjati. Jhānā vuṭṭhahitvā jhānaṃ garuṃ katvā assādeti abhinandati; taṃ garuṃ katvā rāgo uppajjati, diṭṭhi uppajjati. Cảnh trưởng như là sau khi bố thí, sau khi trì giới. sau khi hành bồ tát hết sức thỏa thích vui mừng rồi quan trọng hóa tham ái sanh khởi, tà kiến sanh khởi; hết sức thỏa thích vui mừng với những công đức tích lũy trước kia rồi quan trọng hóa mà khởi lên tham ái, khởi lên tà kiến; sau khi xuất thiền hết sức hân hoan thỏa thích với thiền rồi quan trọng, hóa mà khởi lên tham ái, khởi lên tà kiến.
Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. Ārammaṇādhipati, sahajātādhipati. [498] Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng trưởng duyên, có cảnh trưởng và câu sanh trưởng.
Ārammaṇādhipati – arahā maggā vuṭṭhahitvā maggaṃ garuṃ katvā paccavekkhati. Cảnh trưởng như là vị A La Hán xuất khởi tâm đạo rồi phản kháng tâm đạo một cách quan trọng.
Sahajātādhipati – kusalādhipati cittasamuṭṭhānānaṃ rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. (3) Câu sanh trưởng như là trưởng thiện trợ các sắc tâm bằng trưởng duyên.
Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa adhipatipaccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện và vô ký bằng trưởng duyên, chỉ có
Sahajātādhipati – kusalādhipati sampayuttakānaṃ khandhānaṃ cittasamuṭṭhānānañca rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. (4) Câu sanh trưởng như là trưởng thiện trợ các uẩn tương ưng và sắc tâm bằng trưởng duyên.
415. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. Ārammaṇādhipati, sahajātādhipati. [499] Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng trưởng duyên, có cảnh trưởng và câu sanh trưởng.
Ārammaṇādhipati – rāgaṃ garuṃ katvā assādeti abhinandati; taṃ garuṃ katvā rāgo uppajjati, diṭṭhi uppajjati. Diṭṭhiṃ garuṃ katvā assādeti abhinandati; taṃ garuṃ katvā rāgo uppajjati, diṭṭhi uppajjati. Cảnh trưởng như là hết sức thỏa thích vui mừng với tham ái rồi quan trọng hóa mà sanh khởi ái tham, sanh khởi tà kiến ; hết sức thỏa thích vui mừng với tà kiến rồi quan trọng hóa mà sanh khởi ái tham, sanh khởi tà kiến.
Sahajātādhipati – akusalādhipati sampayuttakānaṃ khandhānaṃ adhipatipaccayena paccayo. (1) Câu sanh trưởng như là trưởng bất thiện trợ các uẩn tương ưng bằng trưởng duyên.
Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. [500] Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng trưởng duyên, chỉ có
Sahajātādhipati – akusalādhipati cittasamuṭṭhānānaṃ rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. (2) Câu sanh trưởng như là trưởng bất thiện trợ sắc tâm bằng trưởng duyên.
Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa adhipati paccayena paccayo. [501] Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và vô ký bằng trưởng duyên, chỉ có
Sahajātādhipati – akusalādhipati sampayuttakānaṃ khandhānaṃ cittasamuṭṭhānānañca rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. (3) Câu sanh trưởng như là trưởng bất thiện trợ các uẩn tương ưng và sắc tâm bằng trưởng duyên.
416. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. Ārammaṇādhipati, sahajātādhipati. [502] Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng trưởng duyên, có cảnh trưởng và câu sanh trưởng.
Ārammaṇādhipati – arahā phalaṃ garuṃ katvā paccavekkhati, nibbānaṃ garuṃ katvā paccavekkhati. Nibbānaṃ phalassa adhipatipaccayena paccayo. Cảnh trưởng như là vị alahán phản khán tâm quả một cách quan trọng, phản khán Níp Bàn một cách quan trọng ; Níp bàn trợ cho tâm quả bằng trưởng duyên.
Sahajātādhipati – vipākābyākatakiriyābyākatādhipati sampayuttakānaṃ khandhānaṃ cittasamuṭṭhānānañca rūpānaṃ adhipatipaccayena paccayo. (1) Câu sanh trưởng như là trưởng vô ký quả vô ký tố trợ uẩn tương ưng và sắc tâm bằng trưởng duyên.
Abyākato dhammo kusalassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. [503] Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng trưởng duyên, chỉ có
Ārammaṇādhipati – sekkhā phalaṃ garuṃ katvā paccavekkhanti, nibbānaṃ garuṃ katvā paccavekkhanti. Nibbānaṃ gotrabhussa, vodānassa, maggassa adhipatipaccayena paccayo. (2) Cảnh trưởng như là bậc hữu học phản khán tâm quả một cách quan trọng, phản khán Níp Bàn một cách quan trọng Níp Bàn trợ cho tâm chuyển tộc, tâm chỉ tịnh, tâm đạo bằng cách trưởng duyên.
Abyākato dhammo akusalassa dhammassa adhipatipaccayena paccayo. [504] Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng trưởng duyên, chỉ có
Ārammaṇādhipati – cakkhuṃ garuṃ katvā assādeti abhinandati; taṃ garuṃ katvā rāgo uppajjati, diṭṭhi uppajjati. Sotaṃ… ghānaṃ… jivhaṃ… kāyaṃ… rūpe… sadde… gandhe… rase… phoṭṭhabbe… vatthuṃ… vipākābyākate kiriyābyākate khandhe garuṃ katvā assādeti abhinandati; taṃ garuṃ katvā rāgo uppajjati, diṭṭhi uppajjati. (3) Cảnh trưởng như là người hết sức thỏa thích vui mừng với mắt rồi quan trọng hóa mà sanh khởi ái tham, sanh khởi tà kiến; tai ... mũi... lưỡi... thân... sắc... thinh... khí... vị... xúc... ý vật... hết sức thỏa thích vui mừng với uẩn vô ký quả vô ký tố rồi quan trọng hóa mà khởi lên ái tham, khởi lên tà kiến.

↑ đầu trang

Saṅkhyāvāro
Adhipatisabhāgaṃ
446. Adhipatipaccayā hetuyā cattāri, ārammaṇe satta, sahajāte satta, aññamaññe tīṇi, nissaye aṭṭha, upanissaye satta, purejāte ekaṃ, vipāke ekaṃ, āhāre satta, indriye satta, magge satta, sampayutte tīṇi, vippayutte cattāri, atthiyā aṭṭha, avigate aṭṭha. (15) [630] Trong nhân từ trưởng duyên có bốn cách; trong cảnh - bảy cách; trong câu sanh - bảy cách; trong hỗ tương - ba cách; trong y chỉ - tám cách; trong cận y - bảy cách; trong tiền sanh - một cách; trong quả - một cách; trong vật thực - bảy cách; trong quyền - bảy cách; trong đồ đạo - bảy cách; trong tương ưng - ba cách; trong bất tương ưng - bốn cách; trong hiện hữu - tám cách; trong bất ly - tám cách.
Adhipatimissakaghaṭanā (3)
447. Adhipati-atthi-avigatanti aṭṭha. [631] Trưởng, hiện hữu, bất ly, có tám cách.
Adhipati-nissaya-atthi-avigatanti aṭṭha. Trưởng, y chỉ, hiện hữu, bất ly, có tám cách.
Adhipati-nissaya-vippayutta-atthi-avigatanti cattāri. Trưởng, y chỉ, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có bốn cách.
Pakiṇṇakaghaṭanā (3)
448. Adhipati-ārammaṇūpanissayanti satta. Trưởng cảnh, cận y, có bảy cách.
Adhipatiārammaṇūpanissaya-purejāta-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng cảnh, cận y, tiền sanh, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipati-ārammaṇa-nissayaupanissaya-purejāta-vippayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng cảnh, y chỉ, cận y, tiền sanh, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Sahajātachandādhipatighaṭanā (6)
449. Adhipati-sahajāta-nissaya-atthi-avigatanti satta. Trưởng, câu sanh, y chỉ, hiện hữu, bất ly, có bảy cách.
Adhipati-sahajāta-aññamañña-nissaya-sampayutta-atthi-avigatanti tīṇi. Trưởng, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, tương ưng, hiện hữu, bất ly, có ba cách.
Adhipati-sahajātanissaya-vippayutta-atthi-avigatanti tīṇi. (Avipākaṃ – 3) Trưởng, câu sanh, y chỉ, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có ba cách.
Adhipati-sahajāta-nissaya-vipāka-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng, câu sanh, y chỉ, quả, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipati-sahajātaaññamañña-nissaya-vipāka-sampayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, quả, tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipati-sahajātanissaya-vipāka-vippayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. (Savipākaṃ – 3) Trưởng, câu sanh, y chỉ, quả, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Cittādhipatighaṭanā (6)
450. Adhipati-sahajāta-nissaya-āhāra-indriya-atthi-avigatanti satta. Trưởng, câu sanh, y chỉ, vật thực, quyền, hiện hữu, bất ly, có bảy cách.
Adhipatisahajāta-aññamañña-nissaya-āhāra-indriya-sampayutta-atthi-avigatanti tīṇi. Trưởng, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, vật thực, quyền, tương ưng, hiện hữu, bất ly, có ba cách.
Adhipatisahajāta-nissaya-āhāra-indriya-vippayutta-atthi-avigatanti tīṇi. (Avipākaṃ – 3) Trưởng, câu sanh, y chỉ, vật thực, quyền, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có ba cách.
Adhipati-sahajāta-nissaya-vipāka-āhāra-indriya-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng, câu sanh, y chỉ, quả, vật thực, quyền, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipatisahajāta-aññamañña-nissaya-vipāka-āhāra-indriya-sampayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, quả, vật thực, quyền, tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipatisahajāta-nissaya-vipāka-āhāra-indriya-vippayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. (Savipākaṃ – 3) Trưởng, câu sanh, y chỉ, quả, vật thực, quyền, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Vīriyādhipatighaṭanā (6)
451. Adhipati-sahajāta-nissaya-indriya-magga-atthi-avigatanti satta. Trưởng, câu sanh, y chỉ, quyền, đạo, hiện hữu, bất ly, có bảy cách.
Adhipati-sahajāta-aññamañña-nissaya-indriya-magga-sampayutta-atthi-avigatanti tīṇi. Trưởng, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, quyền, đạo tương ưng, hiện hữu, bất ly, có ba cách.
Adhipatisahajāta-nissaya-indriya-magga-vippayutta-atthi-vigatanti tīṇi. (Avipākaṃ – 3) Trưởng, câu sanh, y chỉ, quyền, đạo, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có ba cách.
Adhipati-sahajāta-nissaya-vipāka-indriya-magga-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng, câu sanh, y chỉ, quả, quyền, đạo, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipatisahajāta-aññamañña-nissaya-vipāka-indriya-magga-sampayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, quả, quyền, đạo, tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipatisahajāta-nissaya -vipāka-indriya-magga-vippayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. (Savipākaṃ – 3) Trưởng, câu sanh, y chỉ, quả, quyền, đạo, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Vīmaṃsādhipatighaṭanā (6)
452. Adhipati-hetu-sahajāta-nissaya-indriya-magga-atthi-avigatanti cattāri. Trưởng nhân, câu sanh, y chỉ, quyền, đạo, hiện hữu, bất ly, có bốn cách.
Adhipati-hetu-sahajāta-aññamañña-nissaya-indriya-magga-sampayutta-atthi-avigatanti dve. Trưởng nhân, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, quyền đạo, tương ưng, hiện hữu, bất ly, có hai cách.
Adhipati-hetu-sahajāta-nissaya-indriya-magga-vippayutta-atthi-avigatanti dve. (Avipākaṃ – 3) Trưởng nhân, câu sanh, y chỉ, quyền, đạo, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có hai cách.
Adhipati-hetu-sahajāta-nissaya-vipāka-indriya-magga-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng nhân, câu sanh, y chỉ, quả, quyền, đạo, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipatihetu-sahajāta-aññamañña-nissaya-vipāka-indriya-magga-sampayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. Trưởng nhân, câu sanh, hỗ tương, y chỉ, quả, quyền, đạo, tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.
Adhipati-hetu-sahajāta-nissaya-vipāka-indriya-magga-vippayutta-atthi-avigatanti ekaṃ. (Savipākaṃ – 3) Trưởng nhân, câu sanh, y chỉ, quả, quyền, đạo, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách.

↑ đầu trang


Trưởng duyên

Lớn trội hơn gọi là trưởng (adhipati). Mãnh lực trợ giúp, ủng hộ gọi là duyên (paccayo).

Adhinānaṃ pati = adhipati: Pháp trội hơn với những pháp tương ưng đó gọi là trưởng.
Adhipati ca so paccayo cāti = adhipatipaccayo: Những pháp giúp bằng cách lớn lao hay trội hơn, đó gọi là Trưởng duyên.
Jetthakatthena upakārako dhammo = adhipatipaccayo: Pháp mà trợ giúp bằng cách trội lớn hơn, đó gọi là Trưởng duyên.

Trưởng duyên có chi pháp trùng với 3 duyên:

  1. Câu sanh trưởng duyên
  2. Cảnh trưởng duyên
  3. Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên

Tứ trưởng:
  1. dục trưởng (chandādhipati) sự mong mỏi lớn trội.
  2. cần trưởng (vīriyadhipati) sự siêng năng lướt tới mạnh lớn trội
  3. tâm trưởng (cittādhipati) lớn trội sức mạnh trong phần biết cảnh.
  4. thẩm trưởng (vīmaṅsādhipati) lớn trội sức mạnh trong sự hiểu biết thấu đáo.


Dục
Tâm sở Dục trong
  • 18 tâm Đổng lực Nhị nhân
    (8 tâm tham, 2 tâm sân, 4 tâm Đại thiện ly trí, 4 tâm Đại tố ly trí)
  • 66 tâm Đổng lực Tam nhân (4 tâm Đại thiện hợp trí, 4 tâm Đại tố hợp trí, 9 tâm thiền Đáo đại, 9 tâm Tố Đáo đại và 40 tâm Siêu thế)

Cần
Tâm sở Cần trong 18 Đổng lực Nhị nhân & 66 tâm Đổng lực Tam nhân.

Tâm
84 tâm Đổng lực (18 Nhị & 66 Tam nhân).

Thẩm
Tâm sở Trí Tuệ trong 66 Đổng lực Tam nhân.

↑ đầu trang


Câu Sanh Trưởng Duyên

Chi pháp trùng với 3 duyên:

  1. Trưởng duyên
  2. Cảnh trưởng duyên
  3. Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên

Sahajātādhipatipaccaya

Ý nghĩa duyên:

  • Pháp trưởng (adhipati) là pháp có vai trò chủ chốt, trọng yếu.
  • Pháp câu sanh trưởng (sahajātādhipati) là pháp vừa làm trưởng và cũng vừa đồng sanh với các pháp sở duyên.
  • Pháp câu sanh trưởng ở đây ám chỉ dục trưởng (chandādhipati), cần trưởng (viriyādhipati), tâm trưởng (cittādhipati) và thẩm trưởng (vīmaṃsādhipati).

  • Dục trưởng là Sở hữu dục
    [đồng sanh với 84 tâm đổng lực đa nhân cùng 50 Sở hữu hợp - trừ Sở hữu hoài nghi và chính pháp ấy, với sắc tâm].
  • Cần trưởng là Sở hữu cần
    [đồng sanh với 84 tâm đổng lực đa nhân cùng 50 Sở hữu hợp - trừ Sở hữu hoài nghi và chính pháp ấy, với sắc tâm].
  • Tâm trưởng là 84 tâm đổng lực đa nhân
    [đồng sanh với 51 Sở hữu hợp - trừ Sở hữu hoài nghi, với 17 sắc tâm].
  • Thẩm trưởng là Sở hữu trí
    [đồng sanh với 66 đổng lực tương ưng và 37 Sở hữu - trừ trí, cùng 17 sắc tâm].

Dục, cần, tâm, thẩm trợ các pháp đồng sanh bằng cách làm trưởng nên đây gọi là câu sanh trưởng duyên.

Chi pháp tổng quát:

  • Năng duyên : Sở hữu dục đổng lực đa nhân, hoặc Sở hữu cần đổng lực đa nhân, hoặc 84 tâm đổng lực đa nhân, hoặc Sở hữu trí đổng lực.
    Pháp trưởng thuộc đổng lực kiên cố thì nhất định, pháp trưởng thuộc đổng lực dục giới thì bất định.
  • Sở duyên : 84 tâm đổng lực đa nhân cùng 51 Sở hữu hợp (trừ Sở hữu hoài nghi và pháp đang làm trưởng), 17 sắc tâm hữu trưởng.
  • Địch duyên : nhất định là 37 tâm vô trưởng + 42 Sở hữu hợp, sắc nghiệp, sắc tâm vô trưởng, sắc quí tiết, sắc vật thực và sắc ngoại; bất định là 26 tâm đổng lực dục giới đa nhân + 52 Sở hữu hợp, sắc tâm đổng lực dục giới đa nhân.


Nhận xét duyên:
  • Trạng thái duyên : đồng sanh và chủ chốt.
  • Giống duyên : giống câu sanh.
  • Thời duyên : thời hiện tại.
  • Mãnh lực : trợ sanh và ủng hộ.

Duyên yếu tri:

Câu sanh trưởng duyên luận theo tam đề thiện có 7 cách như sau:

  1. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng câu sanh trưởng duyên (kusalo dhammo kusalassa dhammassa sahajātādhipatipacca-yena paccayo).
    Pháp thiện làm trưởng ở đây là dục, cần, tâm, thẩm thuộc pháp thiện trợ cho pháp thiện sở duyên là 37 tâm thiện hữu trưởng + 38 Sở hữu hợp (trừ pháp đang làm trưởng).
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở cõi hữu tâm, sanh cho 11 người trừ bậc vô học, sanh theo lộ ngũ môn và lộ ý môn.
  2. Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng câu sanh trưởng duyên (kusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātādhipati-paccayena paccayo).
    Pháp thiện năng duyên là 4 trưởng thiện trợ cho pháp vô ký sở duyên là 17 sắc tâm thiện hữu trưởng.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở cõi ngũ uẩn, sanh cho 11 người phi vô học, sanh trong lộ ngũ môn và lộ ý môn.
  3. Pháp thiện trợ pháp thiện và vô ký bằng câu sanh trưởng duyên (kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajātādhipatipaccayena paccayo).
    Pháp thiện năng duyên là 4 trưởng thiện trợ cho pháp thiện và vô ký sở duyên là 37 thiện hữu trưởng + 38 Sở hữu hợp, 17 sắc tâm thiện hữu trưởng.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở cõi ngũ uẩn, sanh cho 11 người phi vô học, sanh trong lộ ngũ môn và lộ ý môn.
  4. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng câu sanh trưởng duyên (akusalo dhammo akusalassa dhammassa sahajātādhipatipaccayena paccayo).
    Pháp bất thiện năng duyên là 3 trưởng bất thiện trợ cho pháp bất thiện sở duyên là 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi)
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở cõi hữu tâm, cho 4 phàm và 3 quả hữu học, lộ ngũ môn và lộ ý thông thường.
  5. Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng câu sanh trưởng duyên (akusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātādhi-patipaccayena paccayo).
    Pháp bất thiện năng duyên là 3 trưởng bất thiện trợ cho pháp bất thiện sở duyên là 17 sắc tâm bất thiện hữu trưởng.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, cõi ngũ uẩn, cho 4 phàm và 3 quả hữu học, lộ ngũ môn và lộ ý thông thường.
  6. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và vô ký bằng câu sanh trưởng duyên (akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajātādhipatipaccayena paccayo).
    Pháp bất thiện năng duyên là 3 trưởng bất thiện trợ cho 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu; 17 sắc tâm bất thiện hữu trưởng.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, cõi ngũ uẩn, 4 phàm và 3 quả hữu học, lộ ngũ môn và lộ ý môn thông thường.
  7. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng câu sanh trưởng duyên (abyākato dhammo abyākatassa dhammassa sahajātādhipati-paccayena paccayo).
    Pháp vô ký năng duyên là 4 trưởng vô ký trợ cho 20 tâm quả siêu thế, 17 đổng lực tố hữu trưởng, + 38 Sở hữu hợp, 17 sắc tâm hữu trưởng.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, cõi vui hữu tâm, 4 người quả, lộ ngũ môn và lộ ý môn.

Câu sanh trưởng duyên hiệp lực (sabhāga):

Câu sanh trưởng duyên thuộc giống câu sanh (sahajātājāti) nên vì thế các duyên hiệp lực cũng phải cùng giống câu sanh. Giống câu sanh có tất cả 15 duyên nhưng chỉ lấy 12 duyên hiệp lực với câu sanh trưởng duyên là ngoài câu sanh trưởng duyên đang làm gốc, trừ câu sanh nghiệp duyên và thiền na duyên vì chúng không có chi pháp trùng với câu sanh trưởng duyên.

12 duyên hiệp lực với câu sanh trưởng duyên là:
  1. Câu sanh duyên, hiệp lực 7 cách trong câu sanh trưởng duyên.
  2. Câu sanh y duyên, hiệp lực 7 cách trong câu sanh trưởng duyên.
  3. Câu sanh hiện hữu duyên, hiệp lực 7 cách trong câu sanh trưởng duyên.
  4. Câu sanh bất ly duyên, hiệp lực 7 cách trong câu sanh trưởng duyên.
  5. Câu sanh bất tương ưng duyên, hiệp lực 3 cách trong câu sanh trưởng duyên.
  6. Câu sanh quyền duyên, hiệp lực 3 cách trong câu sanh trưởng duyên.
  7. Đồ đạo duyên, hiệp lực 3 cách trong câu sanh trưởng duyên.
  8. Nhân duyên, hiệp lực 4 cách.
  9. Hỗ tương duyên, hiệp lực 3 cách.
  10. Tương ưng duyên, hiệp lực 3 cách.
  11. Dị thục quả duyên, hiệp lực 1 cách.


Duyên hiệp lực theo cách yêu tri như sau:

  1. Câu sanh trưởng duyên “thiện trợ thiện” có 10 duyên hiệp lực:

    1. Câu sanh duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu pháp thiện.
    2. Câu sanh y duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu pháp thiện.
    3. Câu sanh hiện hữu duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu pháp thiện.
    4. Câu sanh bất ly duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu pháp thiện.
    5. Hỗ tương duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu pháp thiện.
    6. Tương ưng duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu pháp thiện.
    7. Nhân duyên : Sở hữu trí → 33 + 37 thiện tam nhân.
    8. Danh thực duyên : 37 tâm thiện → 38 Sở hữu hợp.
    9. Câu sanh quyền duyên : cần, tâm, trí → 37 + 38 pháp thiện.
    10. Đồ đạo duyên : cần, trí → 37 + 38 pháp thiện.

  2. Câu sanh trưởng duyên “thiện trợ vô ký” có 9 duyên hiệp lực:

    1. Câu sanh duyên : 1 trưởng → 17 sắc tâm thiện.
    2. Câu sanh y duyên : 1 trưởng → 17 sắc tâm thiện.
    3. Câu sanh hiện hữu duyên : 1 trưởng → 17 sắc tâm thiện.
    4. Câu sanh bất ly duyên : 1 trưởng → 17 sắc tâm thiện.
    5. Câu sanh bất tương ưng duyên : 1 trưởng → 17 sắc tâm thiện.
    6. Nhân duyên : Sở hữu trí → 17 sắt tâm thiện.
    7. Danh vật thực duyên : 37 tâm thiện → 17 sắc tâm thiện.
    8. Câu sanh quyền duyên : cần, tâm, trí → 17 sắc tâm thiện.
    9. Đồ đạo duyên : cần, trí → 17 sắc tâm thiện.

  3. Câu sanh trưởng duyên “thiện trợ thiện và vô ký” có 8 duyên hiệp lực :

    1. Câu sanh duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm.
    2. Câu sanh y duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm.
    3. Câu sanh hiện hữu duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm.
    4. Câu sanh bất ly duyên : 4 trưởng → 37 + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm.
    5. Nhân duyên : trí → 33 + 37, 17 sắc tâm.
    6. Danh vật thực duyên : 37 tâm thiện → 38 Sở hữu, 17 sắc tâm.
    7. Câu sanh quyền duyên : cần, tâm, trí → 37 + 38, 17 sắc tâm.
    8. Đồ đạo duyên : cần, trí → 37 + 38, 17 sắc tâm.

  4. Câu sanh trưởng duyên “bất thiện trợ bất thiện” có 9 duyên hiệp lực :

    1. Câu sanh duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    2. Câu sanh y duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    3. Câu sanh hiện hữu duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    4. Câu sanh bất ly duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    5. Hỗ tương duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    6. Tương ưng duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    7. Danh vật thực duyên : 10 tâm bất thiện nhị nhân → 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    8. Câu sanh quyền duyên : Sở hữu cần, 10 tâm bất thiện (trừ si) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ hoài nghi).
    9. Đồ đạo duyên : cần → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 25 Sở hữu (trừ cần, nghi).

  5. Câu sanh trưởng duyên “bất thiện trợ vô ký” có 8 duyên hiệp lực :

    1. Câu sanh duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 17 sắc tâm bất thiện.
    2. Câu sanh hiện hữu duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 17 sắc tâm bất thiện.
    3. Câu sanh y duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 17 sắc tâm bất thiện.
    4. Câu sanh bất ly duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 17 sắc tâm bất thiện.
    5. Câu sanh bất tương ưng duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 17 sắc tâm bất thiện.
    6. Danh vật thực duyên : 10 tâm bất thiện (trừ si) → 17 sắc tâm bất thiện.
    7. Câu sanh quyền duyên : cần, 10 tâm bất thiện → 17 sắc tâm bất thiện.
    8. Đồ đạo duyên : Sở hữu cần → 17 sắc tâm bất thiện.

  6. Câu sanh trưởng duyên “bất thiện trợ bất thiện và vô ký” có 7 duyên hiệp lực:

    1. Câu sanh duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ nghi), 17 sắc tâm bất thiện.
    2. Câu sanh y duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ nghi), 17 sắc tâm bất thiện.
    3. Câu sanh hiện hữu duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ nghi), 17 sắc tâm bất thiện.
    4. Câu sanh bất ly duyên : 3 trưởng (trừ trí) → 10 tâm bất thiện nhị nhân + 26 Sở hữu (trừ nghi), 17 sắc tâm bất thiện.
    5. Danh vật thực duyên : 10 bất thiện (trừ si) → 26 Sở hữu, 16 sắc tâm.
    6. Câu sanh quyền duyên : cần, 10 bất thiện → 10 + 26, 17.
    7. Đồ đạo duyên : cần → 10 + 26, 17.

  7. Câu sanh trưởng duyên “vô ký trợ vô ký” có 12 duyên hiệp lực:

    1. Câu sanh duyên : 4 trưởng vô ký → 37 đổng lực vô ký hữu nhân + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm vô ký.
    2. Câu sanh y duyên : 4 trưởng vô ký → 37 đổng lực vô ký hữu nhân + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm vô ký.
    3. Câu sanh hiện hữu duyên : 4 trưởng vô ký → 37 đổng lực vô ký hữu nhân + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm vô ký.
    4. Câu sanh bất ly duyên : 4 trưởng vô ký → 37 đổng lực vô ký hữu nhân + 38 Sở hữu, 17 sắc tâm vô ký.
    5. Hỗ tương duyên : 4 trưởng vô ký → 37 + 38 pháp vô ký.
    6. Tương ưng duyên : 4 trưởng vô ký → 37 + 38 pháp vô ký.
    7. Nhân duyên : trí → 33 + 37 (trừ trí), 17 sắc tâm.
    8. Danh vật thực duyên : 37 tâm đổng lực vô ký hữu nhân → 36 Sở hữu, 17 sắc tâm
    9. Câu sanh quyền duyên : Sở hữu cần, 37 tâm vô ký đổng lực đa nhân, Sở hữu trí → 37 + 38, 17 sắc tâm.
    10. Đồ đạo duyên : Sở hữu cần, Sở hữu trí → 37 + 38, 17.
    11. Câu sanh bất tương ưng duyên : 4 trưởng → 17 sắc tâm.
    12. Dị thục quả duyên : 4 trưởng → 20 quả siêu thế + 36, 17 sắc tâm.

Dứt câu sanh trưởng duyên hiệp lực.

Câu sanh trưởng duyên tấu hợp (ghaṭanā):

Tấu hợp duyên trong câu sanh trưởng duyên, nội dung có 4 phần:
  1. Dục trưởng tấu hợp (chandādhipatighaṭanā).
  2. Cần trưởng tấu hợp (viriyādhipatighaṭanā).
  3. Tâm trưởng tấu hợp (cittādhipatighaṭanā).
  4. Thẩm trưởng tấu hợp (vīmaṃsādhipatighaṭanā).

Mỗi phần lại có 2 cách:
  1. Vô dị thục (avipāka).
  2. Hữu dị thục (savipāka).

Mỗi cách lại có 3 khía cạnh :
  1. Biến hành (sabbaṭṭhānika).
  2. Hữu hỗ tương ưng (sa-aññamaññasampayutta).
  3. Hữu bất tương ưng (savippayutta).

Do đó nội dung tấu hợp trong câu sanh trưởng duyên gồm có 24 khía cạnh như sau:

  1. Dục trưởng tấu hợp – vô dị thục – biến hành. Chi pháp là Sở hữu dục làm trưởng trợ cho 84 tâm đổng lực hữu trưởng + 50 Sở hữu (trừ dục, nghi), 17 sắc tâm trưởng.
    Có 5 duyên tấu hợp chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh y duyên.
    Gồm 7 cách yếu tri : thiện trợ thiện, …, vô ký trợ vô ký.
  2. Dục trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là Sở hữu dục làm trưởng trợ cho 84 đổng lực hữu trưởng + 50 Sở hữu (trừ dục, nghi).
    Có 7 duyên cùng tấu hợp chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, hỗ tương duyên, tương ưng duyên.
    Gồm 3 cách yếu tri là thiện trợ thiện, bất thiện trợ bất thiện, vô ký trợ vô ký.
  3. Dục trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là Sở hữu dục làm trưởng trợ cho 17 sắc tâm.
    Có 6 duyên cùng tấu hợp chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh tương ưng duyên.
  4. Dục trưởng tấu hợp – hữu dị thục – biến hành. Chi pháp là Sở hữu dục làm trưởng trợ cho 20 tâm quả siêu thế + 35 Sở hữu (trừ dục), 15 sắc tâm.
    Có 6 duyên cùng tấu hợp chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, dị thục quả duyên.
    Chỉ được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  5. Dục trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là Sở hữu dục làm trưởng trợ cho 20 quả siêu thế + 35 Sở hữu (trừ dục).
    Có 8 duyên cùng tấu hợp chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, hỗ tương duyên, tương ưng duyên, dị thục quả duyên.
    Chỉ được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  6. Dục trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là Sở hữu dụclàm trưởng trợ cho 15 sắc tâm quả.
    Có 7 duyên cùng tấu hợp chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh bất tương ưng duyên, dị thục quả duyên.
    Chỉ được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  7. Cần trưởng tấu hợp – vô dị thục – biến hành. Chi pháp là Sở hữu cần làm trưởng trợ cho 84 tâm đổng lực hữu trưởng + 50 Sở hữu (trừ cần, nghi), 17 sắc tâm.
    Có 7 duyên cùng tấu hợp ở chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên.
    Được cả 7 cách là thiện trợ thiện, …, vô ký trợ vô ký.
  8. Cần trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là Sở hữu cần làm trưởng trợ cho 84 tâm đổng lực hữu trưởng + 50 Sở hữu (trừ cần, nghi).
    Có 9 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, hỗ tương duyên, tương ưng duyên.
    Được 3 cách là thiện trợ thiện, bất thiện trợ bất thiện, vô ký trợ vô ký.
  9. Cần trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là Sở hữu cần làm trưởng trợ cho 17 sắc tâm.
    Có 8 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, câu sanh bất tương ưng duyên.
    Được 3 cách là thiện trợ vô ký, bất thiện trợ vô ký, vô ký trợ vô ký.
  10. Cần trưởng tấu hợp – hữu dị thục – biến hành. Chi pháp là Sở hữu cần làm trưởng trợ cho 20 quả siêu thế + 35 Sở hữu (trừ cần), 15 sắc tâm.
    Có 8 duyên tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  11. Cần trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là Sở hữu cần làm trưởng trợ cho 20 quả siêu thế + 35 Sở hữu (trừ cần).
    Có 10 duyên tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, hỗ tương duyên, tương ưng duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  12. Cần trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là Sở hữu cần làm trưởng trợ cho 15 sắc tâm quả.
    Có 9 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, câu sanh bất tương ưng duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  13. Tâm trưởng tấu hợp – vô dị thục – biến hành. Chi pháp là 84 tâm hữu trưởng trợ cho 51 Sở hữu (trừ nghi), 17 sắc tâm.
    Có 7 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, danh vật thực duyên, câu sanh quyền duyên.
    Được cảc 7 cách là thiện trợ thiện, …, vô ký trợ vô ký.
  14. Tâm trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là 84 tâm hữu trưởng trợ cho 51 Sở hữu (trừ nghi).
    Có 9 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, hỗ tương duyên, tương ưng duyên, danh vật thực duyên, câu sanh quyền duyên.
    Được 3 cách là thiện trợ thiện, bất thiện trợ bất thiện, vô ký trợ vô ký.
  15. Tâm trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là 84 tâm hữu trưởng trợ cho 17 sắc tâm.
    Có 8 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, danh vật thực duyên, câu sanh quyền duyên, câu sanh bất tương ưng duyên.
    Được 3 cách là thiện trợ vô ký, bất thiện trợ vô ký, vô ký trợ vô ký.
  16. Tâm trưởng tấu hợp – hữu dị thục – biến hành. Chi pháp là 20 quả siêu thế trợ cho 36 Sở hữu, 15 sắc tâm.
    Có 8 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, danh vật thực duyên, câu sanh quyền duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  17. Tâm trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là 20 quả siêu thế trợ cho 36 Sở hữu hợp.
    Có 10 duyên tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, hỗ tương duyên, tương ưng duyên, danh vật thực duyên, câu sanh quyền duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  18. Tâm trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là 20 quả siêu thế trợ cho 15 sắc tâm quả.
    Có 9 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, danh vật thực duyên, câu sanh quyền duyên, câu sanh bất tương ưng duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  19. Thẩm trưởng tấu hợp – vô dị thục – biến hành. Chi pháp là Sở hữu trí làm trưởng trợ cho 66 tâm đổng lực hợp trí + 37 Sở hữu (trừ trí), 17 sắc tâm.
    Có 8 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, nhân duyên.
    Được 4 cách là thiện trợ thiện, thiện trợ vô ký, thiện trợ thiện và vô ký, vô ký trợ vô ký.
  20. Thẩm trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là Sở hữu trí làm trưởng trợ cho 66 tâm đổng lực hợp trí + 37 Sở hữu (trừ trí).
    Có 10 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất tương ưng duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, nhân duyên, tương ưng duyên, hỗ tương duyên.
    Được 2 cách là thiện trợ thiện, vô ký trợ vô ký.
  21. Thẩm trưởng tấu hợp – vô dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là Sở hữu trí làm trưởng trợ cho 17 sắc tâm.
    Có 9 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, nhân duyên, câu sanh bất tương ưng duyên.
    Được 2 cách là thiện trợ vô ký, vô ký trợ vô ký.
  22. Thẩm trưởng tấu hợp – hữu dị thục – biến hành. Chi pháp là Sở hữu trí làm trưởng trợ cho 20 quả siêu thế + 35 Sở hữu (trừ trí), 15 sắc tâm.
    Có 9 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, nhân duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  23. Thẩm trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu hỗ tương tương ưng. Chi pháp là Sở hữu trí làm trưởng trợ cho 20 quả siêu thế + 35 Sở hữu (trừ trí).
    Có 11 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, nhân duyên, hỗ tương duyên, tương ưng duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.
  24. Thẩm trưởng tấu hợp – hữu dị thục – hữu bất tương ưng. Chi pháp là Sở hữu trí làm trưởng trợ cho 15 sắc tâm quả.
    Có 10 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy là câu sanh trưởng duyên, câu sanh duyên, câu sanh y duyên, câu sanh hiện hữu duyên, câu sanh bất ly duyên, câu sanh quyền duyên, đồ đạo duyên, nhân duyên, câu sanh bất tương ưng duyên, dị thục quả duyên.
    Được 1 cách là vô ký trợ vô ký.


hocdetu.wordpress.com

↑ đầu trang


Cảnh Trưởng Duyên

Chi pháp trùng với 3 duyên:

  1. Trưởng duyên
  2. Câu sanh trưởng duyên
  3. Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên

Ārammaṇādhipatipaccaya

Duyên trùng là Cảnh cận y duyên (Ārammaṇūpanissaya-paccaya).

Ý nghĩa duyên :

Trưởng (adhipati) tức là lớn mạnh, nổi bật, quan trọng nhất.
Cảnh trưởng (ārammaṇādhipati) là cảnh nổi bật, cảnh thu hút tâm mạnh nhất, cảnh hấp dẫn tâm khắng khít nhất.
Cảnh trưởng duyên (ārammaṇādhipatipaccaya) nghĩa là cảnh trợ cho tâm pháp sanh lên có tính cách thu hút, quan trọng đối với tâm, hấp dẫn đối với tâm.
Thí dụ như dòng nước trong mát sẽ hấp dẫn người đang nóng nực.
Tâm bắt cảnh, nếu là cảnh thường chỉ là có cảnh để tâm biết thì gọi là cảnh duyên, nhưng nếu cảnh ấy trở thành cảnh đặc biệt thu hút tâm thì đó gọi là cảnh trưởng duyên.

Chi pháp tổng quát:
Năng duyên : 116 tâm + 47 Sở hữu hợp (trừ 2 tâm sân, 2 tâm si, thân thức thọ khổ), 18 sắc rõ thành cảnh tốt, níp-bàn.
Sở duyên : nhất định là 40 tâm siêu thế + 36 Sở hữu; bất định là 8 tâm tham, 8 đại thiện, 4 đại tố hợp trí, + 45 Sở hữu (trừ vô lượng phần).
Địch duyên : nhất định là 28 sắc pháp, 2 tâm sân, 2 tâm si, 18 tâm vô nhân, 8 đại quả, 4 đại tố bất tương ưng, 27 tâm đáo đại, + 46 Sở hữu hợp; bất định là 8 tâm tham, 2 đại thiện, 4 đại tố tương ưng, + 45 Sở hữu.

Nhận xét về duyên:

Trạng thái duyên : thành cảnh khắng khít cho tâm pháp.
Giống duyên : thuộc giống cảnh.
Thời duyên : có quá khứ, hiện tại, vị lai, ngoại thời.
Mãnh lực duyên : trợ sanh và ủng hộ.

Duyên yếu tri:

Cảnh trưởng duyên theo tam đề thiện có 7 cách yếu tri:
  1. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng cảnh trưởng duyên (kusalo dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇādhipati-paccayena paccayo). Tức là như người sau khi trì giới, bố thí… bèn phản khán thiện sự ấy bằng sự quan tâm hoan hỷ tột độ; hay như vị sau khi xuất thiền bèn phản khán thiền với tâm khắng khít; hoặc như vị hữu học sau khi đắc đạo đã phản khán tâm đạo một cách khắng khít…
    Chi pháp cách nầy là 32 tâm thiện (trừ tứ đạo) + 38 Sở hữu hợp trợ cho 8 tâm đại thiện + 33 Sở hữu (trừ giới phần và vô lượng phần).
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở cõi tứ uẩn và ngũ uẩn, sanh cho 4 phàm và 3 quả hữu học, sanh theo lộ ý môn.
  2. Pháp thiện trợ pháp bất thiện bằng cảnh trưởng duyên (kusalo dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇādhipati-paccayena paccayo). Tức là như người sau khi bố thí, trì giới… nhớ lại quá hân hoan rồi sanh tâm dính mắc, tà kiến; hoặc như vị vừa xả thiền, nhớ lại khắng khít thiền rồi sanh ái tham, tà kiến với thiền chứng…
    Chi pháp cách nầy là 17 tâm hiệp thế + 38 Sở hữu trợ cho 8 tâm tham + 22 Sở hữu.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở 30 cõi hữu tâm, sanh cho 4 phàm và 3 quả hữu học, sanh theo lộ ý môn.
  3. Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng cảnh trưởng duyên (kusalo dhammo abyākatassa dhammassa ārammaṇādhipati-paccayena paccayo). Tức là như vị A-la-hán phản khán tâm tứ đạo một cách quan tâm đặc biệt…
    Chi pháp cách nầy là 5 tâm tứ đạo + 36 Sở hữu trợ cho 4 tâm đại tố tương ưng + 33 Sở hữu.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở 26 cõi vui hữu tâm, sanh cho một hạng người A-la-hán; sanh theo lộ ý môn phản khán.
  4. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng cảnh trưởng duyên (akusalo dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇā-dhipatipaccayena paccayo). Tức là như người quá đặt nặng ái tham, khi nghĩ đến tham ái thì phấn khích khởi sanh đam mê, khởi sanh tà kiến…
    Chi pháp cách nầy là 8 tâm tham + 22 Sở hữu trợ cho 8 tâm tham + 22 Sở hữu.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở 30 cõi hữu tâm, sanh cho 4 phàm và 3 quả hữu học, sanh theo lộ ý môn thông thường.
  5. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng cảnh trưởng duyên (abyākato dhammo abyākatassa dhammassa ārammaṇādhipati-paccayena paccayo). Tức là như vị A-la-hán phản khán thánh quả hay phản khán níp-bàn bằng sự hấp dẫn đặc biệt; hoặc trường hợp cảnh níp-bàn trợ cho các tâm thánh quả cũng bằng cảnh trưởng duyên.
    Chi pháp cách nầy là 5 tâm tứ quả + 36 Sở hữu, níp-bàn trợ cho 4 đại tố tương ưng, 20 tâm quả siêu thế, + 36 Sở hữu.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở 26 cõi vui hữu tâm, sanh cho 4 hạng thánh quả, sanh trong lộ ý thông thường (phản khán) và lộ ý kiên cố (đặc quả).
  6. Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng cảnh trưởng duyên (abyākato dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇādhipat-ipaccayena paccayo). Tức là như bậc hữu học phản khán tâm thánh quả hoặc phản khán níp-bàn bằng sự hấp dẫn đặc biệt; hoặc trường hợp trong lộ đắc đạo, cảnh níp-bàn là cảnh trưởng duyên cho tâm chuyển tộc, tâm dũ tịnh, tâm đạo…
    Chi pháp cách nầy là 15 tâm quả hữu học + 36 Sở hữu, níp-bàn trợ cho 4 đại thiện tương ưng, 20 tâm đạo, + 36 Sở hữu.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở 26 cõi vui hữu tâm, sanh cho 7 hạng thánh hữu học, sanh theo lộ ý thông thường (phản khán) và lộ ý kiên cố (đắc đạo).
  7. Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng cảnh trưởng duyên (abyākato dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇādhipati-paccayena paccayo). Tức là như người nhìn cảnh hợp nhãn… rồi sanh ái tham hay tà kiến; hoặc như người thích quan tâm đến thân thể rồi khởi ái tham, tà kiến; hoặc như khi quan tâm đến tánh tình của mình hay của người khác rồi khởi lòng ái luyến hay tà kiến…
    Chi pháp cách nầy là 18 sắc rõ thành cảnh tốt, 31 tâm quả hiệp thế phi khổ thọ, 20 tâm tố, + 35 Sở hữu trợ cho 8 tâm tham + 22 Sở hữu.
    Cách nầy có trong thời bình nhật, ở 30 cõi hữu tâm, sanh cho 4 phàm và 3 quả hữu học, sanh theo lộ ngũ môn và lộ ý thông thường.

Cảnh trưởng duyên hiệp lực (sabhāga):

Cảnh trưởng duyên thuộc giống cảnh (ārammaṇajāti) nên các duyên hiệp lực cũng phải đồng là giống cảnh, nên cảnh trưởng duyên có 11 duyên hiệp lực:

  1. Cảnh duyên hiệp lực với cảnh trưởng duyên được 7 cách yếu tri là
    1. thiện trợ thiện,
    2. thiện trợ bất thiện,
    3. thiện trợ vô ký,
    4. bất thiện trợ bất thiện,
    5. vô ký trợ vô ký,
    6. vô ký trợ thiện,
    7. vô ký trợ bất thiện.
  2. Cảnh cận y duyên hiệp lực 7 cách như trên.
  3. Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên, hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  4. Cảnh tiền sanh bất ly duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  5. Cảnh tiền sanh duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  6. Vật cảnh tiền sanh duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  7. Vật cảnh tiền sanh y duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  8. Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  9. Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  10. Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.
  11. Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên hiệp lực 1 cách là vô ký trợ bất thiện.

Nói theo cách yếu tri, duyên hiệp lực như sau:

  1. Cảnh trưởng duyên “thiện trợ thiện”, chi pháp là 32 thiện + 38 Sở hữu (trừ tứ đạo) trợ 8 đại thiện + 33 Sở hữu. Cách nầy có 2 duyên hiệp lực là :

    1. Cảnh duyên : 32 + 38 → 8 + 33.
    2. Cảnh cận y duyên : 32 + 38 → 8 + 33.

  2. Cảnh trưởng duyên “thiện trợ bất thiện”, chi pháp là 17 thiện hiệp thế + 38 Sở hữu trợ 8 tham + 22 Sở hữu. Cách nầy có 2 duyên hiệp lực là :

    1. Cảnh duyên : 17 + 36 → 8 + 22.
    2. Cảnh cận y duyên : 17 + 36 → 8 + 22.

  3. Cảnh trưởng duyên “thiện trợ vô ký”, chi pháp là 5 tứ đạo + 36 Sở hữu trợ 4 đại tố hợp trí + 33 Sở hữu. Cách nầy có 2 duyên hiệp lực là :

    1. Cảnh duyên : 5 + 36 → 4 + 33.
    2. Cảnh cận y duyên : 5 + 36 → 4 + 33.

  4. Cảnh trưởng duyên “bất thiện trợ bất thiện”, chi pháp là 8 tham + 22 Sở hữu trợ 8 tham + 22 Sở hữu. Cách nầy có 2 duyên hiệp lực là :

    1. Cảnh duyên : 8 + 22 → 8 + 22.
    2. Cảnh cận y duyên : 8 + 22 → 8 + 22.

  5. Cảnh trưởng duyên “vô ký trợ vô ký”, chi pháp là 5 tâm tứ quả + 36 Sở hữu, níp-bàn trợ 4 đại tố hợp trí, 20 quả siêu thế, + 36 Sở hữu. Cách nầy có 2 duyên hiệp lực là :

    1. Cảnh duyên : 5 + 36, níp-bàn → 4, 20, + 36.
    2. Cảnh cận y duyên : 5 + 36, níp-bàn → 4, 20, + 36.

  6. Cảnh trưởng duyên “vô ký trợ thiện”, chi pháp là 15 quả hữu học + 36 Sở hữu, níp-bàn trợ 4 đại thiện hợp trí, 20 tâm đạo, + 36 Sở hữu. Cách nầy có 2 duyên hiệp lực là:

    1. Cảnh duyên : 15 + 36, níp-bàn → 4, 20, + 36.
    2. Cảnh cận y duyên : 15 + 36, níp-bàn → 4, 20, + 36.

  7. Cảnh trưởng duyên “vô ký trợ bất thiện”, chi pháp là 31 quả hiệp thế phi khổ, 20 tâm tố, + 35 Sở hữu, 18 sắc rõ cảnh tốt trợ cho 8 tâm tham + 22 Sở hữu hợp. Cách nầy có 11 duyên hiệp lực là :

    1. Cảnh duyên : 31 quả hiệp thế, 20 tố, + 35, 18 sắc rõ → 8 tham + 22 Sở hữu hợp.
    2. Cảnh cận y duyên : 31 quả hiệp thế, 20 tố, + 35, 18 sắc rõ → 8 tham + 22 Sở hữu hợp.
    3. Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên : 18 sắc rõ → 8 tham + 22.
    4. Cảnh tiền sanh bất ly duyên : 18 sắc rõ → 8 tham + 22.
    5. Cảnh tiền sanh duyên : 18 sắc rõ → 8 tham + 22.
    6. Vật cảnh tiền sanh y duyên : ý vật cận tử → 8 tham + 22.
    7. Vật cảnh tiền sanh duyên : ý vật cận tử → 8 tham + 22.
    8. Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên : ý vật cận tử → 8 tham + 22.
    9. Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên : ý vật cận tử → 8 tham + 22.
    10. Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên : ý vật cận tử → 8 tham + 22.
    11. Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên : ý vật cận tử → 8 tham + 22.

Tấu hợp (ghaṭanā):

Cảnh trưởng duyên tấu hợp chỉ là linh tinh tấu hợp (pakiṇṇakaghaṭanā).

Về khía cạnh nội dung tấu hợp trong cảnh trưởng duyên, có 3 phần:

  1. Cảnh trưởng tấu hợp (ārammaṇādhipatighaṭanā).
  2. Cảnh tiền sanh trưởng tấu hợp (ārammaṇapurejātā-dhipatighaṭanā).
  3. Vật cảnh tiền sanh trưởng tấu hợp (vatthārammaṇa-purejātādhipatighaṭanā).

Nội dung chi tiết như sau:

  • “Cảnh trưởng tấu hợp” có chi pháp là 116 tâm + 47 Sở hữu (trừ sân, si, thân khổ), 18 sắc rõ cảnh tốt, níp-bàn trợ cho 8 đại thiện, 4 đại tố hợp trí, 40 tâm siêu thế, 8 tâm tham, + 45 Sở hữu hợp.
    Với chi pháp nầy ta có được cảnh trưởng duyên và 2 duyên tấu hợp là cảnh duyên, cảnh cận y duyên. Tấu hợp qua 7 cách yếu tri là thiện trợ thiện, thiện trợ bất thiện, thiện trợ vô ký, bất thiện trợ bất thiện, vô ký trợ vô ký, vô ký trợ thiện, vô ký trợ bất thiện.
  • “Cảnh tiền sanh trưởng tấu hợp” có chi pháp là 18 sắc rõ cảnh tốt trợ cho 8 tâm tham + 22 Sở hữu hợp.
    Với chi pháp nầy ta có được cảnh trưởng duyên và 5 duyên tấu hợp là cảnh duyên, cảnh cận y duyên, cảnh tiền sanh duyên, cảnh tiền sanh hiện hữu duyên, cảnh tiền sanh bất ly duyên. Tấu hợp qua một cách yếu tri là vô ký trợ bất thiện.
  • “Vật cảnh tiền sanh trưởng tấu hợp” chi pháp là sắc ý vật cận tử trợ cho 8 tâm tham + 22 Sở hữu.
    Với chi pháp nầy ta có được cảnh trưởng duyên và 11 duyên tấu hợp là cảnh duyên, cảnh cận y duyên, cảnh tiền sanh duyên, cảnh tiền sanh hiện hữu duyên, cảnh tiền sanh bất ly duyên, cảnh tiền sanh y duyên, vật cảnh tiền sanh duyên, vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên, vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên, vật cảnh tiền sanh bất ly duyên, vật cảnh tiền sanh trưởng duyên. Tấu hợp qua một cách yếu tri là vô ký trợ bất thiện.


hocdetu.wordpress.com

↑ đầu trang


Vật Cảnh Tiền Sanh Trưởng Duyên

Chi pháp trùng với 3 duyên:

  1. Trưởng duyên
  2. Câu sanh trưởng duyên
  3. Cảnh trưởng duyên

Vatthārammaṇapurejātādhipatipaccaya

Ý nghĩa duyên:

  • Vật (vatthu) là sắc pháp thành chỗ nương trú của tâm và sở hữu tâm, như nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật, thân vật và ý vật.
  • Cảnh (ārammaṇa) là đối tượng bị tâm và sở hữu tâm biết được, tức là sở tri của tâm pháp.
  • Tiền sanh (purejāta) nghĩa là sanh khởi trước. Trong duyên pháp gọi là tiền sanh, tức nói đến tình trạng năng duyên sanh trước sở duyên.
  • Trưởng (adhipati) tức là chỉ cho năng duyên trở thành trọng điểm của sở duyên.

Dựa theo các định nghĩa trên, vật cảnh tiền sanh trưởng duyên có ý nghĩa là pháp duyên có năng là sắc ý vật sanh trước và làm cảnh trưởng cho sở.

Đối với sáu sắc vật (vatthu) chỉ có ý vật mới có được chức năng làm cảnh (ārammaṇa) cho tâm, nhưng chỉ thành cảnh trong thời cận tử.

Mặt khác, nếu nói ý vật thành cảnh trưởng cho tâm thì chỉ là cảnh trưởng đối với tâm tham lúc cận tử thôi; những tâm lộ cận tử khác bắt lấy ý vật làm cảnh chỉ là cảnh nương thông thường.

Chi pháp tổng quát:

Năng duyên: sắc ý vật cận tử sanh vào sát na thứ 17 từ tâm tử đếm lui thành cảnh tốt.
Sở duyên: 8 tâm tham + 22 Sở hữu, đổng lực cận tử.
Địch duyên: sắc pháp, tâm + Sở hữu tâm (trừ pháp đang là sở duyên).

Nhận xét duyên:

Trạng thái duyên : pháp năng sanh trước và thành cảnh khắng khít của tâm.
Giống duyên : giống cảnh.
Thời duyên : thời hiện tại.
Mãnh lực duyên : trợ sanh và ủng hộ.

Duyên yếu tri:

Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên, năng duyên là sắc thuộc vô ký, sở duyên là tâm tham thuộc bất thiện; do đó duyên nầy chỉ có 1 cách yếu tri theo tam đề thiện là :

“Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng vật cảnh tiền sanh trưởng duyên”
(abyākato dhammo akusalassa dhammassa vatthārammaṇapurejātādhipatipaccayena paccayo).

Tức là ý vật cận tử trợ tâm tham và danh uẩn tương ưng.

Duyên nầy xảy ra trong thời bình nhật, đối với 4 phàm và 3 quả hữu học, ở cõi ngũ uẩn, theo lộ ý môn thông thường.

Duyên hiệp lực (sabhāga):

Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên thuộc giống cảnh nên các duyên hiệp lực phải đồng là giống cảnh.
Do đó có được 11 duyên hiệp lực 1 câu là vô ký trợ bất thiện.
Chi pháp hiệp lực là ý vật cận tử thành cảnh tốt trợ cho 8 tâm tham + 22 Sở hữu:

  1. Cảnh duyên,
  2. Cảnh trưởng duyên
  3. Cảnh cận y duyên
  4. Cảnh tiền sanh duyên
  5. Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên
  6. Cảnh tiền sanh bất ly duyên
  7. Vật cảnh tiền sanh y duyên
  8. Vật cảnh tiền sanh duyên
  9. Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên
  10. Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên
  11. Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên

Duyên tấu hợp (ghaṭanā):

Duyên tấu hợp trong vật cảnh tiền sanh trưởng duyên chỉ có 1 nội dung là linh tinh tấu hợp (pakiṇṇakaghaṭanā).
Chi pháp nội dung tấu hợp là ý vật cận tử thành cảnh tốt trợ 8 tâm tham + 22 Sở hữu.
Có 12 duyên cùng tấu hợp trong chi pháp nầy:
  1. vật cảnh tiền sanh trưởng duyên
  2. cảnh duyên
  3. cảnh trưởng duyên
  4. cảnh cận y duyên
  5. cảnh tiền sanh duyên
  6. cảnh tiền sanh hiện hữu duyên
  7. cảnh tiền sanh bất ly duyên
  8. vật cảnh tiền sanh y duyên
  9. vật cảnh tiền sanh duyên
  10. vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên
  11. vật cảnh tiền sanh bất ly duyên
  12. vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên.

Cùng tấu hợp 1 câu là vô ký trợ bất thiện.
Video lớp thầy Trung
  1. Câu sanh Trưởng Duyên [12/01/2022]
  2. Câu sanh Trưởng Duyên - 7CYT [19/01/2022]
  3. Trưởng Duyên [09/02/2022]
  4. Cảnh Trưởng Duyên (1) [26/05/2022]
  5. Cảnh Trưởng Duyên (2) [01/06/2022]
  6. Cảnh Trưởng Duyên (3) [02/06/2022]
  7. Cảnh Trưởng Duyên (4) [09/06/2022]
  8. Vật Cảnh Tiền Sanh Trưởng Duyên [07/07/2022]

← Cảnh duyên || [24] || [27] || Câu sanh trưởng duyên →

↑ đầu trang


Tài Liệu

Upload Tài Liệu



24 Duyên
chia thành 52 Duyên

27 Duyên Học
25 Duyên Trùng

52 Duyên
chia theo 9 Giống

Duyên khởi
(Duyên sinh)

Ghi âm: Panhavāro

Ngài SN Goenka tụng đọc

Ghi âm: Niddeso

Giọng Miến & Thái

A Tỳ Đàm
Zoom với Trung

Tài liệu
pdf / web

Paṭṭhāna
Sư Sán Nhiên


© patthana.com