Paṭṭhāna

Bộ Vị trí

Tổng lược

Nhân Quả
Năng Duyên 6 phạm trù Sở Duyên
Tam Đề

Nhị Đề

Thuận 4 luận cứ Thuận Tam Đề

Nhị Đề

NghịchNghịch
24 Duyên
52 Duyên - 27 Duyên
Thuận tùng
Đối lập
Thuận tùng - Đối lập
Đối lập - Thuận tùng

  • Năng duyên tức là pháp duyên làm phần mãnh lực trợ giúp, ủng hộ, cũng gọi là Nhân.
  • Sở duyên là phần thành tựu kết quả do nhờ từ pháp Năng duyên, cũng gọi là Quả.
  • Tam Đề:
    Ðầu Ðề Tam là Pháp mẫu đề của bộ Dhammasanganī phần I.
    Có 22 đề, mỗi đề có 3 câu.
    Và mỗi đề được phân ra Hàm tận hoặc Chiết bán; Vô dư hoặc Hữu dư.
    • Hàm tận là đề tài trùm cả 3 câu của bài, như Tam Ðề Thọ.
    • Chiếc bán là chỉ lấy câu thứ nhứt mà đặt tên cho bài, như Tam Ðề Thiện.
    • Vô dư là chi pháp của 3 câu trong đề đó lấy hết Pháp Chơn Ðế, như Tam Ðề Thiện.
    • Hữu dư là chi pháp của 3 câu lấy không hết Pháp Chơn Ðế, như Tam Ðề Thọ.
    Có đề Hàm tận và Vô dư, có đề Hàm tận mà Hữu dư, có đề Chiết bán mà Vô dư, có đề Chiết bán mà Hữu dư.
  • Nhị Đề:
    Ðầu Ðề Nhị có 100 đề, cũng chia ra Hàm tận hoặc Chiết bán; Vô dư hoặc Hữu dư. Mỗi đề có 2 câu, chia làm 13 tụ - ví dụ: tụ Nhân, tụ Lậu,...
  • Thuận: là các pháp trong mẫu đề như "pháp Thiện", "pháp Tương ưng Lạc thọ",...
  • Nghịch: là các pháp chẳng phải pháp thuận như "pháp phi Thiện", "pháp phi Tương ưng Lạc thọ",...
  • 4 luận cứ là 4 trường hợp duyên trợ giữa các pháp Thuận và Nghịch
    1. Thuận → Thuận (vd: Pháp Thiện trợ pháp Thiện bằng nhân Duyên)
    2. Nghịch → Nghịch (vd: Pháp phi Thiện trợ pháp phi Thiện bằng nhân Duyên)
    3. Thuận → Nghịch (vd: Pháp Thiện trợ pháp phi Thiện bằng nhân Duyên)
    4. Nghịch → Thuận (vd: Pháp phi Thiện trợ pháp Thiện bằng nhân Duyên)
  • 6 phạm trù là 6 cách thành duyên giữa Tam đề và Nhị đề
    1. Tam đề vị trí (tikapaṭṭhāna) là phân tích 24 duyên theo 22 Ðầu Ðề Tam.
    2. Nhị đề vị trí (dukapaṭṭhāna) là phân tích 24 duyên theo 100 Ðầu Ðề Nhị.
    3. Nhị đề tam đề vị trí (dukatikapaṭṭhāna) là lấy 100 nhị đề làm năng đối và 22 Tam Ðề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 6.600 vị trí.
    4. Tam đề nhị đề vị trí (tikadukapaṭṭhāna) là lấy 22 tam đề làm năng đối và 100 nhị đề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 4.400 vị trí.
    5. Tam đề tam đề vị trí (tikatikapaṭṭhāna) là lấy 22 tam đề làm năng đối và cũng lấy 22 tam đề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 1.386 vị trí.
    6. Nhị đề nhị đề vị trí (dukadukapaṭṭhāna) là lấy 100 nhị đề làm năng đối và cũng lấy 100 nhị đề làm sở đối để phân tích 24 duyên. Phạm trù này có được 19.800 vị trí.
  • Duyên:
    • Duyên trong tạng Kinh có kể 24.
    • Chú giải A Tỳ Đàm chia 24 duyên thành 52 duyên, trong đó có 25 duyên trùng.
      Như vậy có 27 duyên cần học.
  • 4 cách kể duyên:
    1. Thuận tùng là kể theo cách thuận (vd: Nhân duyên)
    2. Đối lập là kể theo cách nghịch (vd: phi Nhân duyên)
    3. Thuận tùng Đối lập là cặp thuận nghịch (vd: Nhân duyên phi Cảnh duyên)
    4. Đối lập Thuận tùng là cặp nghịch thuận (vd: phi Nhân duyên Cảnh duyên)


24 Duyên
chia thành 52 Duyên

27 Duyên Học
25 Duyên Trùng

52 Duyên
chia theo 9 Giống

Duyên khởi
(Duyên sinh)

Ghi âm: Panhavāro

Ngài SN Goenka tụng đọc

Ghi âm: Niddeso

Giọng Miến & Thái

A Tỳ Đàm
Zoom với Trung

Tài liệu
pdf / web

Paṭṭhāna
Sư Sán Nhiên


© patthana.com